Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán sở GD&ĐT Bình Thuận (có đáp án)
Các bạn học sinh thân mến,
Chúng tôi xin giới thiệu bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2021 đặc sắc do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận biên soạn. Bộ đề này gồm 4 mã đề đa dạng, được thiết kế công phu bám sát cấu trúc đề minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là cơ hội tuyệt vời để các em làm quen với dạng thức mới nhất, nâng cao kỹ năng làm bài và tự tin hơn trước kỳ thi chính thức. Đặc biệt, mỗi mã đề đều có đáp án chi tiết, giúp các em dễ dàng đối chiếu và rút kinh nghiệm sau khi làm bài. Hãy cùng khám phá và chinh phục môn Toán với bộ đề hữu ích này nhé!
Trân trọng,
Đội ngũ hdgmvietnam.org
Trích dẫn Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán sở GD&ĐT Bình Thuận
Câu 1. Biết $\int_0^2 f(x) \mathrm{d} x=10$ và $\int_0^1 f(x) \mathrm{d} x=4$. Giá trị của $\int_1^2 f(x) \mathrm{d} x$ bằng
A. 14 .
B. 6 .
C. -6 .
D. 40 .
Câu 2. Tiệm cận đứng và tiệm cận ngang của đồ thị hàm số $y=\frac{5 x+3}{x-2}$ lần lượt là các đường thẳng nào sau đây?
A. $x=2, y=5$.
B. $x=\frac{-5}{3}, y=-\frac{3}{2}$.
C. $x=5, y=2$.
D. $x=-2, y=5$.
Câu 3. Cho hàm số $f(x)=\sin (3 x+1)$. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. $\int f(x) \mathrm{d} x=-\frac{1}{3} \cos (3 x+1)+C$.
B. $\int f(x) \mathrm{d} x=-3 \cos (3 x+1)+C$.
C. $\int f(x) \mathrm{d} x=\frac{1}{3} \cos (3 x+1)+C$.
D. $\int f(x) \mathrm{d} x=3 \cos (3 x+1)+C$.
Câu 4. Một khối nón có bán kính đáy $r=3$, chiều cao $h=5$. Thể tích $V$ của khối nón đó bằng
A. $V=\frac{5 \pi}{3}$.
B. $V=15 \pi$.
C. $V=45 \pi$.
D. $V=135 \pi$.
Câu 5. Một khối chóp có thể tích bằng $V$ và diện tích đáy bằng $S$. Chiều cao $h$ tương ứng của khối chóp là
A. $h=\frac{V}{3 S}$.
B. $h=\frac{S}{V}$.
C. $h=\frac{V}{S}$.
D. $h=\frac{3 V}{S}$.
Câu 6. Cho cấp số nhân $\left(u_n\right)$ có $u_2=3 ; u_3=21$. Công bội của cấp số nhân đã cho bằng
A. 21 .
B. 7 .
C. $\frac{1}{7}$.
D. 18 .
Câu 7. Với $a$ là số thực dương tùy ý, $\log (100 a)$ bằng
A. $100+\log a$.
B. $(\log a)^2$.
C. $2+\log a$.
D. $2 \log a$.
Câu 8. Cho hàm số $f(x)=2 x^2+e^{2 x}$. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. $\int f(x) \mathrm{d} x=4 x^2+2 e^{2 x}+C$.
B. $\int f(x) \mathrm{d} x=2 x^3+\frac{1}{2} e^{2 x}+C$.
C. $\int f(x) \mathrm{d} x=\frac{2}{3} x^3+\frac{1}{2} e^{2 x}+C$.
D. $\int f(x) \mathrm{d} x=\frac{2}{3} x^3+e^{2 x}+C$.
Câu 9. Trong không gian $O x y z$, mặt phẳng nào dưới đây chứa trục $O y$ ?
A. $y+2 z=0$.
B. $3 x+2 y=0$.
C. $2 x+3 z=0$.
D. $x-2 z+1=0$.
Câu 10. Đạo hàm của hàm số $y=\log _2\left(x^2+1\right)$ là
A. $y^{\prime}=\frac{2 x}{\left(x^2+1\right) \ln 2}$.
B. $y^{\prime}=\frac{1}{\left(x^2+1\right) \log 2}$.
C. $y^{\prime}=\frac{1}{\left(x^2+1\right) \ln 2}$.
D. $y^{\prime}=\frac{2 x}{\left(x^2+1\right) \log 2}$.
Câu 11. Cạnh $a$ của một khối lập phương có thể tích $V=125$ bằng
A. $a=5 \sqrt[3]{5}$.
B. $a=5$.
C. $a=5 \sqrt{5}$.
D. $a=\frac{125}{3}$.
Câu 12. Nghiệm của phương trình $\ln (2 x)=-1$ là
A. $x=\frac{2}{e}$.
B. $x=2 e$.
C. $x=\frac{1}{2 e}$.
D. $x=\frac{1}{e}$.
Câu 13. Công thức tính diện tích xung quanh $S_{x q}$ của một hình trụ có đường sinh $l$ và bán kính đáy $r$ là
A. $S_{x q}=2 \pi r(l+r)$.
B. $S_{x q}=2 \pi r l$.
C. $S_{x q}=\pi r l$.
D. $S_{x q}=\pi r(l+r)$.
Câu 14. Với $b$ là số thực dương tùy ý, $\sqrt[3]{b^4}$ bằng
A. $b^{\frac{3}{4}}$.
B. $b^{\frac{4}{3}}$.
C. $b^{-\frac{3}{4}}$.
D. $b^{-\frac{4}{3}}$.
Câu 15. Trên mặt phẳng tọa độ $O x y$, điểm biểu diễn số phức $z=i(5+3 i)$ có tọa độ là
A. $(3 ; 5)$.
B. $(5 ; 3)$.
C. $(5 ;-3)$.
D. $(-3 ; 5)$.
Câu 16. Có tất cả bao nhiêu số tự nhiên có ba chữ số khác nhau được chọn từ tập hợp $\{1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6\}$ ?
A. $3^6$.
B. 3!.
C. $\mathrm{A}_6^3$.
D. $\mathrm{C}_6^3$.
Câu 17. Đồ thị của hàm số nào dưới đây có dạng đường cong như hình bên?
A. $y=-x^4+x^2-1$.
B. $y=-x^3+3 x-1$.
C. $y=x^3-3 x-1$.
D. $y=x^4-2 x^2-1$.
Câu 18. Môđun của số phức $z=4-3 i$ bằng
A. 16 .
B. 9 .
C. 25 .
D. 5 .
Câu 19. Trong không gian $O x y z$, mặt cầu $(S):(x-1)^2+(y+2)^2+(z-3)^2=4$ có tâm $I$ và bán kính $R$ là
A. $I(-1 ; 2 ;-3), R=4$.
B. $I(1 ;-2 ; 3), R=4$.
C. $I(1 ;-2 ; 3), R=2$.
D. $I(-1 ; 2 ;-3), R=2$.