Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán sở GD&ĐT Bắc Ninh (có đáp án)
Các em học sinh lớp 12 thân mến,
Nhằm giúp các em có thêm cơ hội cọ xát, làm quen với cấu trúc đề thi và rèn luyện kỹ năng làm bài trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức kỳ thi thử môn Toán vào sáng thứ Ba, ngày 29/06/2021. Đây là dịp để các em đánh giá năng lực bản thân, phát hiện những điểm còn hạn chế để kịp thời bổ sung kiến thức và hoàn thiện kỹ năng.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các thầy cô và tinh thần quyết tâm của các em, hy vọng kỳ thi thử này sẽ mang lại kết quả tốt, giúp các em tự tin hơn khi bước vào kỳ thi chính thức. Hãy xem đây như một cơ hội để thử sức và rút kinh nghiệm, các em nhé. Chúc các em ôn tập thật tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới!
Trân trọng,
Đội ngũ hdgmvietnam.org
Trích dẫn Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán sở GD&ĐT Bắc Ninh
Câu 1. Thể tích khối hộp chữ nhật có kích thước $1 ; 2 ; 3$ bằng
A. 6
B. 2
C. 18
D. 12
Câu 2. Gọi $z_1$ và $z_2$ lần lượt là hai nghiệm cúa phương trình $z^2-4 z+5=0$. Cho số phức $\mathrm{w}=\left(1+z_1\right)\left(1+z_2\right)$. Số phức liên hợp của số phức w là
A. $\bar{w}=-4$.
B. $\bar{w}=-10$.
C. $\overline{\mathrm{w}}=-5$.
D. $\overline{\mathrm{w}}=10$.
Câu 3. Số nghiệm của phương trình $\log _3(x+2)+\log _3(x-2)=\log _3 5$ là
A. 1 .
B. 0 .
C. 2 .
D. 3 .
Câu 4. Giá trị lớn nhất của hàm số $y=\frac{x+1}{x-1}$ trên $[2 ; 4]$ bằng
A. $\frac{5}{3}$.
B. 5 .
C. 3 .
D. 4 .
Câu 5. Phương trình $\sin 2 x=-\frac{\sqrt{2}}{2}$ có bao nhiêu nghiệm thuộc khoảng $(0 ; \pi)$ ?
A. 2 .
B. 1 .
C. 3 .
D. 4 .
Câu 6. Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai đường thẳng $\Delta_1: \frac{x-1}{-2}=\frac{y+2}{1}=\frac{z-3}{2}$ và $\Delta_2: \frac{x+3}{1}=\frac{y-1}{1}=\frac{z+2}{-4}$. Góc giữa hai đường thẳng $\Delta_1, \Delta_2$ bằng
A. $60^{\circ}$.
B. $30^{\circ}$.
C. $45^{\circ}$.
D. $135^{\circ}$.
Câu 8. Trong không gian với hệ tọa độ $O x y z$, cho các vectơ $\vec{a}=-3 \vec{j}+\vec{k}$ và $\vec{b}=(1 ; m ; 6)$. Giá trị của $m$ để $\vec{a}$ vuông góc với $\vec{b}$ bằng
A. 3 .
B. 2 .
C. 0 .
D. 1 .
Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hàm số $y=f(x)$ đạt cực trị tại $x_0$ khi và chi khi $f^{\prime}\left(x_0\right)=0$.
B. Nếu $f^{\prime \prime}\left(x_0\right)>0$ và $f^{\prime}\left(x_0\right)=0$ thì hàm số đạt cực đại tại $x_0$.
C. Nếu $f^{\prime}(x)$ đổi dấu khi qua điểm $x_0$ và $f(x)$ liên tục tại $x_0$ thì hàm số $y=f(x)$ đạt cực trị tại điểm $x_0$.
D. Nếu $f^{\prime \prime}\left(x_0\right)=0$ thì $x_0$ không phải là điểm cực trị của hàm số.
Câu 10. Tìm họ nguyên hàm của hàm số $f(x)=x$.
A. $\int f(x) \mathrm{d} x=C$.
B. $\int f(x) \mathrm{d} x=\frac{x^2}{2}+C$.
C. $\int f(x) \mathrm{d} x=-\frac{x^2}{2}-C$.
D. $\int f(x) \mathrm{d} x=x^2+C$.
Câu 11. Trong không gian $O x y z$, cho hai điểm $A(-1 ; 5 ; 2)$ và $B(3 ;-3 ; 2)$. Tọa độ trung điểm $M$ của đoạn thẳng $A B$ là
A. $M(1 ; 1 ; 2)$
B. $M(2 ;-4 ; 0)$
C. $M(2 ; 2 ; 4)$
D. $M(4 ;-8 ; 0)$
Câu 12. Một hình trụ có diện tích xung quanh bằng $16 \pi$ và thiết diện qua trục của hình trụ này là một hình vuông. Thể tích $V$ của hình trụ bằng
A. $16 \pi$.
B. $32 \sqrt{2} \pi$.
C. $24 \pi$.
D. $18 \pi$.
Câu 13. Phương trình đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số $y=\frac{3-2 x}{x+1}$ là
A. $x=-2$.
B. $y=-2$.
C. $y=3$.
D. $y=2$.
Câu 14. Số giao điểm của đồ thị hàm số $y=x^3+3 x+1$ với trục hoành là
A. 3 .
B. 1 .
C. 0 .
D. 2 .
Câu 15. Phần ảo của số phức $z=1-2 i$ bằng
A. -2 .
B. 2 .
C. i.
D. $2 i$.
Câu 16. Tập nghiệm $S$ của bất phương trình $2^{x+1}-2^{x-1}>3^x$ là
A. $S=\left(-\infty ; \log _{\frac{3}{2}} 3\right)$.
B. $S=(1 ;+\infty)$.
C. $S=\left(-\infty ; \log _3 \frac{3}{2}\right)$.
D. $S=(-\infty ; 1)$.
Câu 17. Hàm số $y=x^4+4 x^2+1$ có bao nhiêu điểm cực trị?
A. 0 .
B. 3 .
C. 1 .
D. 2 .
Câu 18. Khối chóp $S . A B C$ có chiều cao bằng $3 h$, diện tích đáy bằng $B$ thì thể tích bằng
A. $V=B^2 h$
B. $V=B h$
C. $V=4 B h$
D. $V=\frac{1}{3} B h$
Câu 19. Biết rằng tích phân $\int_0^1(2 x+1) e^x \mathrm{~d} x=a+b e$, tích $a b$ bằng
A. -15 .
B. -1 .
C. 20 .
D. 1 .
Câu 20. Cho khối nón tròn xoay có chiều cao và bán kính đáy cùng bằng $a$. Khi đó thể tích khối nón là
A. $\pi a^3$.
B. $\frac{1}{3} \pi a^3$.
C. $\frac{4}{3} \pi a^3$.
D. $\frac{2}{3} \pi a^3$.