Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2020 môn Toán lần 2 trường THPT Krông Ana – Đắk Lắk
Trường THPT Krông Ana tại Đắk Lắk đã tổ chức một kỳ thi thử hấp dẫn cho các em học sinh lớp 12. Đề thi môn Toán được thiết kế công phu với 50 câu hỏi trắc nghiệm, trải đều trên 6 trang giấy. Các em có 90 phút để thỏa sức thể hiện kiến thức và kỹ năng đã tích lũy. Đây là cơ hội tuyệt vời để các em làm quen với cấu trúc đề thi chính thức, rèn luyện kỹ năng làm bài và quản lý thời gian. Kỳ thi thử này không chỉ giúp các em tự đánh giá năng lực, mà còn tạo động lực để các em tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Đây quả là một trải nghiệm học tập thú vị và bổ ích cho các em!
Trân trọng,
Đội ngũ hdgmvietnam.org
Trích dẫn Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2020 môn Toán lần 2 trường THPT Krông Ana – Đắk Lắk
Câu 1. Giao điểm $I$ của hai đường tiệm cận của đồ thị hàm số $y=\frac{2 x+2}{x-1}$ có tọa độ là:
A. $I(-2 ; 1)$
B. $I(2 ; 1)$
C. $I(1 ; 2)$
D. $I(-1 ; 2)$
Câu 2. Cho khối trụ có chiều cao $h=3$ và bán kính đáy $r=\sqrt{2}$. Thể tích của khối trụ đã cho bằng
A. $6 \pi$.
B. $12 \pi$.
C. $2 \pi$.
D. $16 \pi$.
Câu 4. Nghiệm của phương trình $3^{2 x-1}=27$ là
A. $x=1$.
B. $x=0$.
C. $x=2$.
D. $x=\frac{1}{2}$.
Câu 5. Trong không gian $O x y z$, hình chiếu vuông góc của điểm $A(1 ;-2 ; 1)$ trên trục $O x$ có tọa độ là
A. $(0 ;-2 ; 1)$.
B. $(1 ; 0 ; 0)$.
C. $(-1 ; 0 ; 0)$.
D. $(0 ;-2 ; 0)$.
Câu 6. Diện tích xung quanh của hình nón có độ dài đường sinh $l$ và bán kính đáy $r$ bằng
A. $2 \pi r l$.
B. $\frac{1}{3} \pi r l$.
C. $4 \pi r l$.
D. $\pi r l$.
Câu 7. Cho khối lăng trụ có diện tích đáy bằng $3 a^2$ và chiều cao bằng $2 a$. Thể tích của khối lăng trụ đã cho bằng
A. $6 a^3$.
B. $2 a^3$.
C. $18 a^3$.
D. $12 a^3$.
Câu 8. Trong không gian $O x y z$, cho mặt phẳng $(P): 4 x+3 y+z-1=0$. Điểm nào dưới đây thuộc mặt phẳng $(P)$ ?
A. $P(1 ;-1 ; 2)$
B. $N(0 ; 0 ;-1)$
C. $M(4 ; 3 ; 1)$
D. $Q(-1 ; 1 ; 2)$
Câu 9. Số cách chọn 2 học sinh trong nhóm 6 học sinh là
A. $C_6^2$.
B. $2^6$
C. 2 !.
D. $A_6^2$.
Câu 10. Trong không gian $\mathrm{O} x y z$, cho hai điểm $A(-1 ; 2 ; 5), B(3 ;-6 ; 3)$. Tọa độ trung điểm $I$ của đoạn thẳng $A B$ là
A. $I(4 ;-8 ;-2)$.
B. $I(1 ; 2 ; 4)$
C. $I(2 ;-4 ;-1)$.
D. $I(1 ;-2 ; 4)$.
Câu 11. Họ nguyên hàm của hàm số $f(x)=3 x^2+2 x+1$ là
A. $6 x+2+C$
B. $x^3+x^2+x+C$
C. $x^3+2 x^2+x+C$
D. $x^3+x^2+x$
Câu 12. Trong không gian $O x y z$, cho đường thằng $d$ : $\left\{\begin{array}{l}x=1+2 t \\ y=3-4 t \\ z=6-5 t\end{array}\right.$. Vectơ nào dưới đây là một vectơ chi phương của đường thẳng $\mathrm{d}$ ?
A. $\vec{u}=(2 ;-4 ;-5)$.
B. $\vec{u}=(1 ; 3 ; 6)$.
C. $\vec{u}=(-2 ; 4 ;-5)$.
D. $\vec{u}=(2 ; 4 ; 5)$.
Câu 13. Trong không gian $O x y z$, cho mặt cầu $(S): x^2+y^2+z^2-2 y-2 z-6=0$. Tâm $I$ của mặt cầu đã cho có tọa độ là
A. $(-1 ;-1 ; 0)$.
B. $(2 ; 2 ; 6)$.
C. $(1 ; 1 ; 3)$.
D. $(0 ; 1 ; 1)$
Câu 14. Cho số phức $z=-3+2 i$. Số phức liên hợp của $z$ là
A. $3-2 i$.
B. $-3-2 i$.
C. $3+2 i$.
D. $-3+2 i$.
Câu 18. Trong không gian với hệ trục tọa độ $O x y z$, cho mặt phẳng $(P): 2 x+y-2 z-7=0, M(2 ;-1 ; 4)$. Tính khoảng cách từ điểm $M$ đến mặt phẳng $(P)$.
A. $-\frac{5}{3}$.
B. 4 .
C. $\frac{5}{3}$.
D. -4 .
Câu 20. Trong mặt phẳng phức, cho số phức $z=1-2 i$. Phần ảo của số phức $z$ là
A. $-2 i$.
B. 1 .
C. 2 .
D. -2 .
Câu 21. Gọi $A\left(x_A ; y_A\right), B\left(x_B ; y_B\right)$ là hai giao điểm của đồ thị hàm số $y=\frac{2 x+1}{x-1}$ và đường thẳng $y=x-2$. Khi đó giá trị của $y_A+y_B$ bằng
A. 1 .
B. 5 .
C. 6 .
D. 10 .
Câu 22. Tính nguyên hàm $A=\int \frac{1}{x \ln x} \mathrm{~d} x$ bằng cách đặt $t=\ln x$. Mệnh đề nào dưới đây đúng?
A. $A=\int \mathrm{d} t$.
B. $A=\int \frac{1}{t} \mathrm{~d} t$.
C. $A=\int \frac{1}{t^2} \mathrm{~d} t$.
D. $A=\int t \mathrm{~d} t$.
Câu 23. Cho hình phẳng $(H)$ được giới hạn bởi các đường: $y=x^2-1, x=0, x=1$ và $O x$. Tính thể tích khối tròn xoay tạo thành khi hình $(H)$ quay quanh trục $O x$.
A. $\frac{2}{3}$
B. $\frac{2 \pi}{3}$
C. $\frac{8 \pi}{15}$
D. $\frac{8}{15}$
Câu 24. Tập nghiệm của bất phương trình $2^x+8.2^{-x} \leq 9$ là
A. $S=[1 ; 8]$.
B. $S=[0 ; 3]$.
C. $S=(1 ; 3)$.
D. $S=(-\infty ; 0] \cup[3 ;+\infty)$.