Đề thi thử Toán TN THPT 2022 lần 3 trường THPT Ninh Bình – Bạc Liêu – Ninh Bình (có đáp án và lời giải chi tiết)
Với mong muốn đồng hành cùng quý thầy cô và các em học sinh lớp 12 trong quá trình ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, đội ngũ hdgmvietnam.org xin trân trọng giới thiệu đề thi thử môn Toán lần 3 của trường THPT Ninh Bình – Bạc Liêu, tỉnh Ninh Bình. Đề thi này không chỉ giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi chính thức mà còn là cơ hội để các em kiểm tra kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên cũng có thể tham khảo để điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp. Đề thi kèm theo đáp án chi tiết ở mã đề 101, giúp các em dễ dàng đối chiếu, nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Hy vọng rằng, tài liệu này sẽ là nguồn tham khảo hữu ích, tiếp thêm động lực để các em tự tin chinh phục kỳ thi quan trọng này.
Trân trọng,
Đội ngũ hdgmvietnam.org
Trích dẫn Đề thi thử Toán TN THPT 2022 lần 3 trường THPT Ninh Bình – Bạc Liêu – Ninh Bình
Câu 1. Trong không gian $O x y z$, mặt phẳng $(O x y)$ có phương trình là
A. $y=0$.
B. $x=0$.
C. $x+y+z=0$.
D. $z=0$.
Câu 2. Cho hàm số $y=\frac{x+1}{2 x-2}$. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là $x=\frac{1}{2}$.
B. Đồ thị hàm số có tiệm cận ngang là $x=\frac{1}{2}$.
C. Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là $x=2$.
D. Đồ thị hàm số có tiệm cận ngang là $y=\frac{1}{2}$.
Câu 3. Trong không gian $O x y z$, đường thẳng $O x$ có phương trình nào dưới đây?
A. $\left\{\begin{array}{l}x=1 \\ y=t \\ z=t\end{array}\right.$
B. $\left\{\begin{array}{l}x=t \\ y=1 . \\ z=1\end{array}\right.$
C. $\left\{\begin{array}{l}x=1 \\ y=0 . \\ z=0\end{array}\right.$
D. $\left\{\begin{array}{l}x=t \\ y=0 . \\ z=0\end{array}\right.$
Câu 4. Cho số phức $z=2 i-8$. Số phức liên hợp của $z$ là
A. $\bar{z}=2 i-8$.
B. $\bar{z}=-2 i-8$.
C. $\bar{z}=2 i+8$.
D. $\bar{z}=-2 i+8$.
Câu 5. Cho $\int_0^3 f(x) \mathrm{d} x=2$ và $\int_0^3 g(x) \mathrm{d} x=3$. Tính giá trị của tích phân $L=\int_0^3[2 f(x)-g(x)] \mathrm{d} x$.
A. $L=4$.
B. $L=-4$.
C. $L=1$.
D. $L=-1$.
Câu 6. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. $\mathrm{C}_n^k=\frac{n!}{(n-k)!}$.
B. $\mathrm{C}_n^k=\frac{k!}{(n-k)!}$.
C. $\mathrm{C}_n^k=\frac{n!}{k!(n-k)!}$.
D. $\mathrm{C}_n^k=\frac{k!}{n!(n-k)!}$.
Câu 7. Nếu cạnh của một hình lập phương tăng lên gấp 3 lần thì thể tích của hình lập phương đó tăng lên bao nhiêu lần?
A. 9 .
B. 6 .
C. 27 .
D. 4 .
Câu 8. Tính diện tích $S$ của mặt cầu có đường kính bằng $2 a$.
A. $S=\pi a^2$.
B. $S=16 \pi a^2$.
C. $S=2 \pi a^2$.
D. $S=4 \pi a^2$.
Câu 9. Tìm nguyên hàm của hàm số $y=\sin (x-1)$.
A. $\int \sin (x-1) \mathrm{d} x=\cos (x-1)+C$.
B. $\int \sin (x-1) \mathrm{d} x=(x-1) \cos (x-1)+C$.
C. $\int \sin (x-1) \mathrm{d} x=-\cos (x-1)+C$.
D. $\int \sin (x-1) \mathrm{d} x=(1-x) \cos (x-1)+C$.
Câu 10. Phương trình $\log _3(3 x-2)=3$ có nghiệm là
A. $x=\frac{11}{3}$.
B. $x=\frac{25}{3}$.
C. $x=\frac{29}{3}$.
D. $x=87$.
Câu 11. Cho số phức $z=4-3 i$ có điểm biểu diễn trên mặt phẳng tọa độ $O x y$ là $M$. Tính độ dài $O M$.
A. $\sqrt{7}$.
B. 5 .
C. 25 .
D. 4 .
Câu 12. Biết $\log _6 a=2,(a>0)$. Tính $I=\log _6\left(\frac{1}{a}\right)$
A. $I=-2$.
B. $I=2$.
C. $I=\frac{1}{2}$.
D. $I=1$.
Câu 13. Tập xác định của hàm số $y=(x-2)^{-3}$ là
A. $\mathbb{R} \backslash\{2\}$.
B. $\mathbb{R}$.
C. $(2 ;+\infty)$.
D. $(-\infty ; 2)$.
Câu 14. Cho số phức $z$ có điểm biểu diễn trên mặt phẳng tọa độ là $A(3 ;-4)$. Tính $|z|$.
A. 5 .
B. 25 .
C. $\sqrt{5}$.
D. 10 .
Câu 15. Tìm số giao điểm của đồ thị $(C): y=x^4+2 x^2-3$ và trục hoành.
A. 1 .
B. 3 .
C. 4 .
D. 2 .
Câu 16. Trong không gian $O x y z$, vectơ nào dưới đây là pháp tuyến của mặt phẳng $(O z x)$ ?
A. $\vec{a}=(1 ; 0 ; 1)$.
B. $\vec{d}=(0 ; 1 ; 1)$.
C. $\vec{b}=(1 ; 0 ; 0)$.
D. $\vec{c}=(0 ; 1 ; 0)$.
Câu 17. Mệnh đề nào sau đây sai ?
A. $\log a>\log b \Leftrightarrow a>b>0$.
B. $\ln x>0 \Leftrightarrow x>1$.
C. $\ln x<1 \Leftrightarrow 0<x<1$.
D. $\log a<\log b \Leftrightarrow 0<a<b$.