CON LẮC LÒ XO NẰM NGANG
| |

Con Lắc Lò Xo Là Gì? Ứng dụng, Công thức và Bài tập có lời giải chi tiết

Con lắc lò xo có cấu tạo bao gồm một lò xo nhẹ có độ cứng $K$ nào đó gắn một đầu với một quả cầu kim loại có khối lượng $\mathrm{m}$ và đầu còn lại của lò xo được giữ cố định.

CON LẮC LÒ XO
CON LẮC LÒ XO

Con lắc lò xo có 3 dạng chính thường gặp gồm có:
– Con lắc lò xo nằm ngang,
– Con lắc lò xo treo thẳng đứng
– Con lắc lò xo nằm nghiêng.

CON LẮC LÒ XO NẰM NGANG
CON LẮC LÒ XO NẰM NGANG
CON LẮC LÒ XO TREO THẲNG ĐỨNG
CON LẮC LÒ XO TREO THẲNG ĐỨNG
CON LẮC LÒ XO NẰM NGHIÊNG
CON LẮC LÒ XO NẰM NGHIÊNG

Con lắc lò xo là một hệ dao động cơ bản nhưng có nhiều ứng dụng quan trọng và đa dạng trong đời sống và kỹ thuật sau:

  1. Đồng hồ quả lắc: Con lắc lò xo được sử dụng trong đồng hồ để điều chỉnh chuyển động của các bánh răng, giúp đồng hồ chạy chính xác.
  2. Đo gia tốc rơi tự do: Con lắc lò xo có thể được dùng để đo gia tốc rơi tự do khi vật ở trạng thái không trọng lượng.
  3. Đo khối lượng vật: Con lắc lò xo có thể được dùng để đo khối lượng của vật ở trạng thái không trọng lượng.
  4. Thăm dò địa chất: Các nhà địa chất sử dụng con lắc lò xo để đo gia tốc trọng trường ở một nơi nào đó, từ đó thăm dò tính chất của lớp bề mặt Trái đất.
  5. Đo chấn động, rung động: Con lắc lò xo được dùng trong các thiết bị đo chấn động, rung động như máy đo động đất (seismometer).
  6. Nghiên cứu chuyển động dao động: Con lắc lò xo là một mô hình cơ bản để nghiên cứu các tính chất của chuyển động dao động điều hòa trong vật lý.
  7. Thiết bị âm nhạc: Con lắc lò xo được ứng dụng trong nhạc cụ như metronome để giúp người chơi nhạc giữ nhịp chính xác.
  8. Trò chơi giải trí: Nguyên lý của con lắc lò xo được ứng dụng trong các trò chơi đu quay, tàu lượn siêu tốc tại công viên giải trí.
  9. Giảm chấn, giảm rung: Con lắc lò xo được dùng trong các hệ thống giảm chấn, giảm rung động cho xe cộ, máy móc.
  10. Đồ chơi giáo dục: Con lắc lò xo đơn giản có thể được chế tạo thành đồ chơi để minh họa các nguyên lý vật lý cho học sinh.

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

DẠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ CON LẮC LÒ XO

1. Phương trình dao động

$$\mathrm{x}=\mathrm{A} \cdot \cos (\omega \mathrm{t}+\varphi)$$

2. Chu kì, tần số, tần số góc và độ biến dạng

+ Tần số góc, chu kỳ, tần số: $\omega=\sqrt{\frac{\mathrm{k}}{\mathrm{m}}} ; \mathrm{T}=2 \pi \sqrt{\frac{\mathrm{m}}{\mathrm{k}}} ; \mathrm{f}=\frac{1}{2 \pi} \sqrt{\frac{\mathrm{k}}{\mathrm{m}}}$
+ $\mathrm{k}=\mathrm{m} \omega^2$
Chú ý: $1 \mathrm{~N} / \mathrm{cm}=100 \mathrm{~N} / \mathrm{m}$
+ Nếu lò xo thẳng đứng: $\mathrm{T}=2 \pi \sqrt{\frac{\mathrm{m}}{\mathrm{k}}}=2 \pi \sqrt{\frac{\Delta \mathrm{l}_{\mathrm{o}}}{\mathrm{g}}}$ với $\Delta \mathrm{l}_{\mathrm{o}}=\frac{\mathrm{mg}}{\mathrm{k}}$
Nhận xét: Chu kỳ của con lắc lò xo
+ tỉ lệ với căn bậc 2 của $\mathrm{m}$; tỉ lệ nghịch với căn bậc 2 của $\mathrm{k}$
+ chỉ phụ thuộc vào $\mathrm{m}$ và $\mathrm{k}$; không phụ thuộc vào $\mathrm{A}$ (sự kích thích ban đầu)

3. Trong cùng khoảng thời gian, hai con lắc thực hiện

$\mathbf{N}_1$ và $\mathbf{N}_2$ dao động: $$\frac{\mathrm{m}_2}{\mathrm{~m}_1}=\left(\frac{\mathrm{N}_1}{\mathrm{~N}_2}\right)^2$$

4. Chu kì và sự thay đổi khối lượng

Gắn lò xo $\mathrm{k}$ vào vật $\mathrm{m}_1$ được chu kỳ $\mathrm{T}_1$, vào vật $\mathrm{m}_2$ được $\mathrm{T}_2$, vào vật khối lượng $\mathrm{m}_3=\mathrm{m}_1+\mathrm{m}_2$ được chu kỳ $\mathrm{T}_3$, vào vật khối lượng $\mathrm{m}_4=\mathrm{m}_1-\mathrm{m}_2\left(\mathrm{~m}_1>\mathrm{m}_2\right)$ được chu kỳ $\mathrm{T}_4$. Ta có: $\mathrm{T}_3^2=\mathrm{T}_1^2+\mathrm{T}_2^2$ và $\mathrm{T}_4^2=\mathrm{T}_1^2-\mathrm{T}_2^2$ (chỉ cần nhớ $\mathrm{m}$ tỉ lệ với bình phương của $\mathrm{T}$ là ta có ngay công thức này)

5. Chu kì và sự thay đổi độ cứng

Một lò xo có độ cứng $\mathrm{k}$, chiều dài 1 được cắt thành các lò xo có độ cứng $\mathrm{k}_1, \mathrm{k}_2$ và chiều dài tương ứng là $\mathrm{l}_1, \mathrm{l}_2 \ldots$ thì có: $\mathrm{k} \mathrm{l}=\mathrm{k}_1 \cdot \mathrm{l}_1=\mathrm{k}_2 \cdot \mathrm{l}_2$ (chỉ cần nhớ $\mathrm{k}$ tỉ lệ nghịch với $l$ của lò xo)
– Ghép lò xo:
* Nối tiếp: $\frac{1}{\mathrm{k}}=\frac{1}{\mathrm{k}_1}+\frac{1}{\mathrm{k}_2}$
$\Rightarrow$ cùng treo một vật khối lượng như nhau thì:
$$
\mathrm{T}^2=\mathrm{T}_1^2+\mathrm{T}_2^2
$$
* Song song: $\mathrm{k}=\mathrm{k}_1+\mathrm{k}_2$
$\Rightarrow$ cùng treo một vật khối lượng như nhau thì:
$$
\frac{1}{\mathrm{~T}^2}=\frac{1}{\mathrm{~T}_1^2}+\frac{1}{\mathrm{~T}_2^2}
$$
(Chỉ cần nhớ $\mathrm{k}$ tỉ lệ nghịch với bình phương của $\mathrm{T}$ là ta có ngay công thức này)

DẠNG 2: LỰC HỒI PHỤC, LỰC ĐÀN HỒI & CHIỀU DÀI LÒ XO KHI VẬT DAO ĐỘNG.

 

1. Lực hồi phục

Là nguyên nhân làm cho vật dao động, luôn hướng về vị trí cân bằng và biến thiên điều hòa cùng tần số với li độ. Lực hồi phục của CLLX không phụ thuộc khối lượng vật nặng.
$$
\mathrm{F}_{\mathrm{ph}}=-\mathrm{k} \cdot \mathrm{x}=-\mathrm{m} \omega^2 \cdot \mathrm{x} ; \mathrm{F}_{\mathrm{phmin}}=0 ; \mathrm{F}_{\mathrm{ph} \max }=\mathrm{k} \cdot \mathrm{A}
$$

2. Chiều dài lò xo

Với $\mathrm{l}_0$ là chiều dài tự nhiên của lò xo
* Khi lò xo nằm ngang: $\Delta \mathrm{l}_0=0$

Chiều dài cực đại của lò xo: $\mathrm{l}_{\max }=\mathrm{l}_0+\mathrm{A}$
Chiều dài cực tiểu của lò xo: $\mathrm{l}_{\max }=\mathrm{l}_0-\mathrm{A}$
* Khi con lắc lò xo treo thẳng đứng hoặc nằm nghiêng l góc $\alpha$ Chiều dài khi vật ở vị trí cân bằng: $\mathrm{l}_{\mathrm{cb}}=\mathrm{l}_0+\Delta \mathrm{l}_0$
Chiều dài ở ly độ $\mathrm{x}: \mathrm{l}=\mathrm{l}_{\mathrm{cb}} \pm \mathrm{x}$
Dấu “+” nếu chiều dương cùng chiều dãn của lò xo
Chiều dài cực đại của lò xo: $\mathrm{l}_{\max }=\mathrm{l}_{\mathrm{cb}}+\mathrm{A}$
Chiều dài cực tiểu của lò xo: $\mathrm{l}_{\min }=\mathrm{l}_{\mathrm{cb}}-\mathrm{A}$
Với $\Delta \mathrm{l}_0$ được tính như sau:
+ Khi con lắc lò xo treo thẳng đứng: $\Delta \mathrm{l}_0=\frac{\mathrm{mg}}{\mathrm{k}}=\frac{\mathrm{g}}{\omega^2}$
+ Khi con lắc nằm trên mặt phẳng nghiêng góc $\alpha: \Delta \mathrm{l}_0=\frac{\mathrm{mg} \cdot \sin \alpha}{\mathrm{k}}$

3. Lực đàn hồi

Xuất hiện khi lò xo bị biến dạng và đưa vật về vị trí lò xo không bị biến dạng
a. Lò xo nằm ngang: VTCB trùng với vị trí lò xo không bị biến dạng.
$+\mathrm{F}_{\mathrm{dh}}=\mathrm{kx}=\mathrm{k} \cdot \Delta \mathrm{l} \quad(\mathrm{x}=\Delta \mathrm{l}$ : độ biến dạng; đơn vị mét $)$
$+\mathrm{F}_{\text {dhmin }}=0 ; \mathrm{F}_{\text {dhmax }}=\mathrm{k} . \mathrm{A}$
b. Lò xo treo thẳng đứng:
– Ở ly độ $\mathrm{x}$ bất kì: $\mathrm{F}=\mathrm{k}\left(\Delta \mathrm{l}_0 \pm \mathrm{x}\right)$. Dấu “+” nếu chiều dương cùng chiều dãn của lò $\mathrm{xo}$.

Ví dụ: theo hình bên thì $\mathrm{F}=\mathrm{k}\left(\Delta \mathrm{l}_0-\mathrm{x}\right)$
– Ở vị trí cân bằng $(\mathrm{x}=0): \mathrm{F}=\mathrm{k} \Delta \mathrm{l}_0$
– Lực đàn hồi cực đại (lực kéo): $\mathrm{F}_{\mathrm{Kmax}}=\mathrm{k}\left(\Delta \mathrm{l}_0+\mathrm{A}\right)$ (ở vị trí thấp nhất)
– Lực đẩy (lực nén) đàn hồi cực đại: $\mathrm{F}_{\mathrm{N} \max }=\mathrm{k}\left(\mathrm{A}-\Delta \mathrm{1}_0\right)$ (ở vị trí cao nhất).
– Lực đàn hồi cực tiểu:
* Nếu $\mathrm{A}<\Delta \mathrm{l}_0 \Rightarrow \mathrm{F}_{\mathrm{Min}}=\mathrm{k}\left(\Delta \mathrm{l}_0-\mathrm{A}\right)=\mathrm{F}_{\mathrm{K} \text { min }}$ (vị trí cao nhất).
* Nếu $\mathrm{A} \geq \Delta \mathrm{l}_0 \Rightarrow \mathrm{F}_{\mathrm{Min}}=0$ (ở vị trí lò xo không biến dạng: $\mathrm{x}=\Delta \mathrm{l}_0$ )

Chú ý:
– Lực tác dụng vào điểm treo $\mathrm{Q}$ tại một thời điểm có độ lớn đúng bằng lực đàn hồi nhưng ngược chiều.
– Lực kéo về là hợp lực của lực đàn hồi và trọng lực:
+ Khi con lắc lò xo nằm ngang: Lực hồi phục có độ lớn bằng lực đàn hồi (vì tại VTCB lò xo không biến dạng)
+ Khi con lắc lò xo treo thẳng đứng: Lực kéo về là hợp lực của lực đàn hồi và trọng lực.

4. Tính thời gian lò xo dãn – nén trong một chu kì

a. Khi $\mathrm{A}>\Delta 1$ (Với $\mathrm{Ox}$ hướng xuống): Trong một chu kỳ lò xo dãn (hoặc nén) 2 lần.
– Thời gian lò xo nén tương ứng đi từ $\mathrm{M}_1$ đến $\mathrm{M}_2$ :
$$
\mathrm{t}_{\text {nen }}=\frac{2 \alpha}{\omega} \text { với } \cos \alpha=\frac{\mathrm{OM}}{\mathrm{OM}_1}=\frac{\Delta \mathrm{l}}{\mathrm{A}}
$$

Hoặc dùng công thức $\mathrm{t}_{\text {nen }}=\frac{2}{\omega} \arccos \frac{\Delta \mathrm{I}_0}{\mathrm{~A}}$
– Thời gian lò xo dãn tương ứng đi từ $\mathrm{M}_2$ đến $\mathrm{M}_1$ :
$$
\mathrm{t}_{\mathrm{dan}}=\mathrm{T}-\mathrm{t}_{\text {nen }}=\frac{2(\pi-\alpha)}{\omega}
$$
b. Khi $\Delta \mathrm{l} \geq \mathrm{A}$ (Với $\mathrm{Ox}$ hướng xuống): Trong một chu kỳ $\mathrm{t}_{\mathrm{d}}=\mathrm{T} ; \mathrm{t}_{\mathrm{n}}=0$.

CÁC VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH

Ví dụ 1

Một con lắc lò xo nằm ngang có độ cứng $\mathrm{k}=100 \mathrm{~N} / \mathrm{m}$ được gắn vào vật nặng có khối lượng $\mathrm{m}=0,1 \mathrm{~kg}$. Kích thích cho vật dao động điều hòa, xác định chu kỳ của con lắc lò xo? Lấy $\pi^2=10$.
A. 0,1 $\mathrm{~s}$
B. 5 $\mathrm{~s}$
C. 0,2 $\mathrm{~s}$
D. 0,3 $\mathrm{~s}$

Giải
Ta có: $\mathrm{T}=2 \pi \sqrt{\frac{\mathrm{m}}{\mathrm{k}}}$ với $\left\{\begin{array}{l}\mathrm{m}=100 \mathrm{~g}=0,1 \mathrm{~kg} \\ \mathrm{k}=100 \frac{\mathrm{N}}{\mathrm{m}}\end{array} \Rightarrow \mathrm{T}=2 \pi \sqrt{\frac{0,1}{100}}=0,2 \mathrm{~s}\right.$
$\Rightarrow$ Chọn đáp án C

Ví dụ 2

Một con lắc lò xo có khối lượng không đáng kề, độ cứng là $\mathrm{k}$, lò xo treo thằng đứng, bên dưới treo vật nặng có khối lượng $\mathrm{m}$. Ta thấy ở vị trí cân bằng lò xo giãn ra một đoạn $16 \mathrm{~cm}$. kích thích cho vật dao động điều hòa. Xác định tần số của con lắc lò xo. Cho $\mathrm{g}=\pi^2\left(\mathrm{~m} / \mathrm{s}^2\right)$
A. $2,5 \mathrm{~Hz}$
B. $5 \mathrm{~Hz}$
C. $3 \mathrm{~Hz}$
D. $1,25 \mathrm{~Hz}$

Giải
Ta có: $\mathrm{f}=\frac{1}{2 \pi} \sqrt{\frac{\mathrm{g}}{\Delta \ell}}$ với $\left\{\begin{array}{l}\mathrm{g}=\pi^2 \\ \Delta \ell=0,16 \mathrm{~m}\end{array} \Rightarrow \mathrm{f}=1,25 \mathrm{~Hz}\right.$
$\Rightarrow$ Chọn đáp án D

Ví dụ 3

Một con lắc lò xo có độ cứng là $\mathrm{k}$. Một đầu gắn cố định, một đầu gắn với vật nặng có khối lượng $\mathrm{m}$. Kích thích cho vật dao động, nó dao động điều hòa với chu kỳ là $T$. Hỏi nếu tăng gấp đôi khối lượng của vật và giàm độ cứng đi 2 lần thì chu kỳ của con lắc lò xo sẽ thay đồi như thế nào?
A. Không đổi
B. Tăng lên 2 lần
C. Giàm đi 2 lần
D. Giảm 4 lần

Giải
Gọi chu kỳ ban đầu cùa con lắc lò xo là $\mathrm{T}=2 \pi \sqrt{\frac{\mathrm{m}}{\mathrm{k}}}$
Gọi $\mathrm{T}$ ‘ là chu kỳ của con lắc sau khi thay đổi khối lượng và độ cứng của lò xo.
$\Rightarrow \mathrm{T}^{\prime}=2 \pi \sqrt{\frac{\mathrm{m}^{\prime}}{\mathrm{k}^{\prime}}}$ Trong đó $\mathrm{m}^{\prime}=2 \mathrm{~m} ; \mathrm{k}^{\prime}=\mathrm{k} / 2 \Rightarrow \mathrm{T}^{\prime}=2 \pi \sqrt{\frac{2 \mathrm{~m}}{\frac{\mathrm{k}}{2}}}=2.2 \pi \sqrt{\frac{\mathrm{m}}{\mathrm{k}}}=2 \mathrm{~T}$
$\Rightarrow$ Chu kỳ dao động tăng lên 2 lần
$\Rightarrow$ Chọn đáp án B

II. BÀI TẬP

BÀI TẬP NHẬN BIẾT

Bài 1

Chu kì dao động con lắc lò xo tăng lên 2 lần khi (các thông số khác không thay đổi):
A. Khối lượng của vật nặng tăng gấp 2 lần
B. Khối lượng của vật nặng tăng gấp 4 lần
C. Độ cứng lò xo giàm 2 lần
D. Biên độ giảm 2 lần

Bài 2

Chọn câu đúng
A. Dao động của con lắc lò xo là một dao động tuần hoàn
B. Chuyển động tròn đều là một dao động điều hoà
C. Vận tốc và gia tốc của một dao động điều hoà cũng biến thiên điều hòa nhưng ngược pha nhau
D. Tất cả nhận xét trên đều đúng

Bài 3

Kích thích đề con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương ngang với biên độ $5 \mathrm{~cm}$ thì vật dao động với tần số $5 \mathrm{~Hz}$. Treo hệ lò xo trên theo phương thẳng đứng rồi kích thích để con lắc lò xo dao động điều hoà với biên độ $3 \mathrm{~cm}$ thì tần số dao động của vật là
A. $3 \mathrm{~Hz}$
B. $4 \mathrm{~Hz}$
C. $5 \mathrm{~Hz}$
D. Không tính được

BÀI TẬP THÔNG HIỂU

Bài 1

Khi gắn quả nặng $\mathrm{m}_1$ vào một lò xo, nó dao động với chu kỳ $\mathrm{T}_1=1,2 \mathrm{~s}$. Khi gắn quả nặng $\mathrm{m}_2$ vào lò xo nó dao động với chu kỳ $\mathrm{T}_2=1,6 \mathrm{~s}$. Khi gắn đồng thời hai quả nặng $\mathrm{m}_1, \mathrm{~m}_2$ vào lò xo thì nó dao động với chu kỳ:
A. $T=2 \mathrm{~s}$
B. $\mathrm{T}=4 \mathrm{~s}$
C. $\mathrm{T}=2,8 \mathrm{~s}$
D. $T=1,45 \mathrm{~s}$

Bài 2

Khi gắn vật có khối lượng $\mathrm{m}_1=4 \mathrm{~kg}$ vào một lò xo có khối lượng không đáng kể, nó dao động với chu kì $\mathrm{T}_1=1 \mathrm{~s}$. Khi gắn một vật khác có khối lượng $\mathrm{m}_2$ vào lò xo trên nó dao động với khu kì $\mathrm{T}_2=0,5 \mathrm{~s}$. Khối lượng $\mathrm{m}_2$ bằng:
A. $0,5 \mathrm{~kg}$
B. $2 \mathrm{~kg}$
C. $1 \mathrm{~kg}$
D. $3 \mathrm{~kg}$

Bài 3

Lần lượt treo hai vật $\mathrm{m}_1$ và $\mathrm{m}_2$ vào một lò xo có độ cứng $\mathrm{k}=40 \mathrm{~N} / \mathrm{m}$, và kích thích cho chúng dao động. Trong cùng một thời gian nhất định $\mathrm{m}_1$ thực hiện được 20 dao động, $\mathrm{m}_2$ thực hiện được 10 dao động. Nếu cùng treo 2 vật đó vào lò xo thì chu kì dao động của hệ bằng $\pi / 2 \mathrm{~s}$ Khối lượng $\mathrm{m}_1$ và $\mathrm{m}_2$ bằng bao nhiêu?
A. $\mathrm{m}_1=0,5 \mathrm{~kg}$ và $\mathrm{m}_2=2 \mathrm{~kg}$
B. $\mathrm{m}_1=0,5 \mathrm{~kg}$ và $\mathrm{m}_2=1 \mathrm{~kg}$
C. $\mathrm{m}_1=1 \mathrm{~kg}$ và $\mathrm{m}_2=1 \mathrm{~kg}$
D. $\mathrm{m}_1=1 \mathrm{~kg}$ và $\mathrm{m}_2=2 \mathrm{~kg}$

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1

Ban đầu dùng 1 lò xo treo vật $\mathrm{M}$ tạo thành con lắc lò xo dao động với biên độ $\mathrm{A}$. Sau đó lấy 2 lò xo giống hệt lò xo trên nối thành 1 lò xo dài gấp đôi, treo vật $M$ vào lò xo này và kích thích cho hai hệ dao động. Biết cơ năng của hệ vẫn như cũ. Biên độ dao động mới của hệ là:
A. $\mathrm{A}^{\prime}=2 \mathrm{~A}$
B. $\mathrm{A}^{\prime}=\sqrt{2} \mathrm{~A}$
C. $\mathrm{A}^{\prime}=0,5 \mathrm{~A}$
D. $\mathrm{A}^{\prime}=4 \mathrm{~A}$

Bài 2

Cho hai lò xo có độ cứng $\mathrm{k}_1$ và $\mathrm{k}_2$
+: Khi hai lò $\mathrm{xo}$ ghép song song rồi mắc vào vật $\mathrm{M}=2 \mathrm{~kg}$ thì dao động với chu kì là $\mathrm{T}=2 \pi / 3(\mathrm{~s})$
+: Khi hai lò xo ghép nối tiếp rồi mắc vào vật $\mathrm{M}=2 \mathrm{~kg}$ thì dao động với chu kì $\mathrm{T}^{\prime}=3 \mathrm{~T} / \sqrt{2}(\mathrm{~s})$
Độ cứng $\mathrm{k}_1, \mathrm{k}_2$ của hai lò xo là:
A. $30 \mathrm{~N} / \mathrm{m} ; 60 \mathrm{~N} / \mathrm{m}$
B. $10 \mathrm{~N} / \mathrm{m} ; 20 \mathrm{~N} / \mathrm{m}$
C. $6 \mathrm{~N} / \mathrm{m} ; 12 \mathrm{~N} / \mathrm{m}$
D. Đáp số khác

Bài 3

Khi treo một vật có khối lượng $\mathrm{m}$ vào lò $\mathrm{xo} \mathrm{k}_1$ thì vật dao động với chu kỳ $\mathrm{T}_1=0,8 \mathrm{~s}$. Nếu treo vật vào lò xo có độ cứng $\mathrm{k}_2$ thì vật dao động với chu kì $\mathrm{T}_2=0,6 \mathrm{~s}$. Khi mắc vật $\mathrm{m}$ vào hệ 2 lò xo mắc song song thì chu kỳ dao động của vật $\mathrm{m}$ là:
A. $T=0,48 \mathrm{~s}$
B. $\mathrm{T}=1 \mathrm{~s}$
C. $\mathrm{T}=1,4 \mathrm{~s}$
D. $\mathrm{T}=0,7 \mathrm{~s}$

BÀI TẬP VẬN DỤNG CAO

Bài 1

Một con lắc lò xo có độ cứng của lò xo là $200 \mathrm{~N} / \mathrm{m}$, khối lượng của vật nặng là $200 \mathrm{~g}$, lấy $\mathrm{g} \approx 10 \mathrm{~m} / \mathrm{s}^2$. Ban đầu đưa vật xuống sao cho lò xo dãn $4 \mathrm{~cm}$ thì thả nhẹ cho dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Xác định lực đàn hồi vật khi vật có độ cao cực đại.
A. $4 \mathrm{~N}$
B. $10 \mathrm{~N}$
C. $6 \mathrm{~N}$
D. $8 \mathrm{~N}$

Bài 2

Một vật nhỏ có khối lượng $400 \mathrm{~g}$ được treo vào một lò xo nhẹ có độ cứng $160 \mathrm{~N} / \mathrm{m}$. Vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ $10 \mathrm{~cm}$. Vận tó́c của vật khi qua vị trí cân bằng có độ lớn là:
A. $0(\mathrm{~m} / \mathrm{s})$
B. $2(\mathrm{~m} / \mathrm{s})$
C. $6,28(\mathrm{~m} / \mathrm{s})$
D. $4(\mathrm{~m} / \mathrm{s})$

Bài 3

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới treo một vật $\mathrm{m}=100 \mathrm{~g}$. Kéo vật xuống dưới vị trí cân bằng theo phương thẳng đứng rồi buông nhẹ. Vật dao động theo phương trình: $\mathrm{x}=5 \cos (4 \pi \mathrm{t}+\pi / 2)(\mathrm{cm})$. Chọn gốc thời gian là lúc buông vật, lấy $\mathrm{g}=10 \mathrm{~m} / \mathrm{s}$. Lực dùng để kéo vật trước khi dao động có độ lớn:
A. $1,6 \mathrm{~N}$
B. $6,4 \mathrm{~N}$
C. $0,8 \mathrm{~N}$
D. $3,2 \mathrm{~N}$

GIẢI CHI TIẾT BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1

Chọn đáp án B
Ta có lúc đầu $E_1=\frac{1}{2} \mathrm{k} \cdot \mathrm{A}^2$
Khi 2 lò xo ghép nối tiếp thì $\frac{1}{\mathrm{k}_{\mathrm{nt}}}=\frac{1}{\mathrm{k}}+\frac{1}{\mathrm{k}} \Rightarrow \mathrm{k}_{\mathrm{nt}}=\frac{\mathrm{k}}{2}$
Cơ năng sau $\mathrm{E}_2=\frac{1}{2} \cdot \frac{\mathrm{k}}{2} \cdot \mathrm{A}^{\prime 2}$
Vì $E_1=E_2 \Rightarrow \frac{1}{2} \mathrm{kA}^2=\frac{1}{2} \frac{\mathrm{k}}{2} \mathrm{~A}^{\prime 2} \Rightarrow \mathrm{A}^{\prime}=\sqrt{2} \mathrm{~A}$

Bài 2

Chọn đáp án C
Ta có: với con lắc $\left(\mathrm{k}_1, \mathrm{~m}\right)$ thì $\mathrm{T}_1=2 \pi \sqrt{\frac{\mathrm{m}}{\mathrm{k}_1}} \square \frac{1}{\sqrt{\mathrm{k}_1}} \Rightarrow \frac{1}{\mathrm{k}_1} \square \mathrm{T}_1^2$
Tương tự con lắc $\left(\mathrm{k}_2, \mathrm{~m}\right)$ thì $\mathrm{T}_2=2 \pi \sqrt{\frac{\mathrm{m}}{\mathrm{k}_2}} \square \frac{1}{\sqrt{\mathrm{k}_2}} \Rightarrow \frac{1}{\mathrm{k}_2} \square \mathrm{T}_2^2$
Khi 2 lò xo ghép song song $\mathrm{k}_{/ /}=\mathrm{k}_1+\mathrm{k}_2 \Rightarrow \frac{1}{\mathrm{~T}_{/ /}^2}=\frac{1}{\mathrm{~T}_1^2}+\frac{1}{\mathrm{~T}_2^2}(1)$
Khi 2 lò xo ghép nối tiếp $\frac{1}{\mathrm{k}_{\mathrm{nt}}}=\frac{1}{\mathrm{k}_1}+\frac{1}{\mathrm{k}_2} \Rightarrow \mathrm{T}_{\mathrm{nt}}^2=\mathrm{T}_1^2+\mathrm{T}_2^2(2)$
Từ (1) và (2) ta có $\left\{\begin{array}{l}\mathrm{T}_1=\frac{2 \pi}{\sqrt{3}} \mathrm{~s} \Rightarrow \mathrm{k}_1=6 \mathrm{~N} / \mathrm{m} \\ \mathrm{T}_2=\frac{2 \pi}{\sqrt{6}} \mathrm{~s} \Rightarrow \mathrm{k}_2=12 \mathrm{~N} / \mathrm{m}\end{array}\right.$

Bài 3

Chọn đáp án A
Ta có: với con lắc $\left(\mathrm{k}_1, \mathrm{~m}\right)$ thì $\mathrm{T}_1=2 \pi \sqrt{\frac{\mathrm{m}}{\mathrm{k}_1}} \square \frac{1}{\sqrt{\mathrm{k}_1}} \Rightarrow \frac{1}{\mathrm{k}_1} \square \mathrm{T}_1^2$
Tương tự con lắc $\left(\mathrm{k}_2, \mathrm{~m}\right)$ thì $\mathrm{T}_2=2 \pi \sqrt{\frac{\mathrm{m}}{\mathrm{k}_2}} \square \frac{1}{\sqrt{\mathrm{k}_2}} \Rightarrow \frac{1}{\mathrm{k}_2} \square \mathrm{T}_2^2$
Khi 2 lò xo ghép song song $\mathrm{k}_{/ /}=\mathrm{k}_1+\mathrm{k}_2 \Rightarrow \frac{1}{\mathrm{~T}_{/ /}^2}=\frac{1}{\mathrm{~T}_1^2}+\frac{1}{\mathrm{~T}_2^2}$
$$
\Rightarrow \mathrm{T}_{/ /}=0,48 \mathrm{~s}
$$

GIẢI CHI TIẾT BÀI TẬP VẬN DỤNG CAO

Bài 1

Chọn đáp án A
Ta có $\Delta \mathrm{l}_0=\frac{\mathrm{mg}}{\mathrm{k}}=0,01 \mathrm{~m}=1 \mathrm{~cm}$
Từ vị trí cân bằng đưa vật xuống $3 \mathrm{~cm}$ thì Lò xo bị giãn $4 \mathrm{~cm} \Rightarrow \mathrm{A}=3 \mathrm{~cm}$ Tại vị trí cao nhất $\mathrm{F}_{\mathrm{dh}}=\mathrm{k} \cdot\left(\mathrm{A}-\Delta \mathrm{l}_0\right)=200 \cdot(0,03-0,01)=4 \mathrm{~N}$

Bài 2

Chọn đáp án B
Ta có $\omega=\sqrt{\frac{\mathrm{k}}{\mathrm{m}}}=20 \mathrm{rad} / \mathrm{s}$
Tại vị trí cân bằng $\mathrm{v}_{\max }=\omega \mathrm{A}=10.20=200 \mathrm{~cm} / \mathrm{s}=2 \mathrm{~m} / \mathrm{s}$

Bài 3

Chọn đáp án C
Ta có $\omega=4 \pi(\mathrm{rad} / \mathrm{s}) \Rightarrow \mathrm{k}=\mathrm{m} \cdot \omega^2=0,1 \cdot(4 \pi)^2=16 \mathrm{~N} / \mathrm{m}$
Lực dùng kéo vật trước khi dao động $\mathrm{F}_{\text {krmax }}=\mathrm{k} \cdot \mathrm{A}=16 \cdot 0,05=0,8 \mathrm{~N}$

III. BÀI TẬP VÀ ĐÁP ÁN (tài liệu)

Tải tài liệu

5/5 - (7 votes)

Similar Posts

Để Lại Bình Luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *