Cấu trúc tế bào nhân thực
| |

Cấu trúc tế bào nhân thực

Chào các em học sinh lớp 10 thân mến! Hôm nay, hãy cùng đội ngũ giáo viên nhiệt huyết của hdgmvietnam.org khám phá thế giới kỳ diệu của tế bào nhân thực nhé. Với bài viết “Cấu trúc tế bào nhân thực” được biên soạn công phu, chúng tôi hy vọng sẽ mang đến cho các em những kiến thức bổ ích, giúp các em chinh phục môn Sinh học 10 một cách dễ dàng và thú vị. Hãy cùng nhau bắt đầu hành trình khám phá đầy hứng khởi này nhé!

Trân trọng,
Đội ngũ hdgmvietnam.org

Trích dẫn nội dung Cấu trúc tế bào nhân thực

VI – LỤC LẠP
1. Cấu trúc
Lục lạp là một trong ba dạng lạp thể (vô sắc lạp, sắc lạp, lục lạp) chỉ có trong các tế bào có chức năng quang hợp ở thực vật. Lục lạp thường có hình bẩu dục. Mỗi lục lạp được bao bọc bởi màng kép (hai màng), bên trong là khối cơ chất không màu gọi là chất nền (strôma) và các hạt nhỏ (grana). Số lượng lục lạp trong mồi tế bào không giống nhau, phụ thuộc vào điều kiện chiếu sáng của môi trường sống và loài.

Dưới kính hiển vi điện tử ta thấy mỗi hạt nhỏ có dạng như một chồng tiền xu gồm các túi dẹp (gọi là tilacôit). Trên bề mặt của màng tilacôit có hệ sắc tố (chất diệp lục và sắc tố vàng) và các hệ enzim sắp xếp một cách trật tự, tạo thành vô số các đơn vị cơ sở dạng hạt hình cầu, kích thước từ 10 – $20 \mathrm{~nm}$ gọi là đơn vị quang hợp. Trong lục lạp có chứa $\mathrm{ADN}$ và ribôxôm nên nó có khả năng tổng hợp prôtêin cần thiết cho mình.

2. Chức năng
Lục lạp là nơi thực hiện chức năng quang hợp của tế bào thực vật.

Cấu trúc tế bào nhân thực

Tải tài liệu

5/5 - (1 vote)

Similar Posts

Để Lại Bình Luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *